Độc đáo sản phẩm mỹ nghệ từ lá/hoa sen của nhà nghiên cứu, sáng tạo trẻ Nguyễn Thanh Thảo

Nón lá sen, tranh từ lá và hoa sen, bình hoa, túi xách trang trí bằng lá sen,…đó là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được tạo nên từ môt chàng trai mang tên Nguyễn Thanh Thảo.

Nguyễn Thanh thảo, chàng trai Huế sinh năm 1988, tốt nghiệp Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. Là một họa sĩ tự do, từng gắn với công việc vẽ tranh bút lửa ở phố đi bộ phục vụ khách du lịch. Với niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo, yêu thiên nhiên, thích tìm tòi cái mới, anh đã bén duyên với Sen, để đến hôm nay tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang đậm nét nghệ thuật từ hoa/lá sen phục vụ du lịch Huế.

Nguyễn Thanh thảo (NTT) cho biết: Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ra trường, anh đã thành lập nhóm vẽ bút lửa tại phố đi bộ Huế và bán những sản phẩm hàng lưu niệm của Huế cho du khách du lịch khi đến tỉnh nhà, tuy nhiên qua tìm hiểu trên thị trường thì sản phẩm hàng lưu niệm bị bão hòa nhiều, nên anh đã rất trăn trở,  suy nghĩ làm thế  làm để tạo ra những sản phẩm có đặc trưng riêng phục vụ khách du lịch. Từ những trăn trở đó, NTT và các cộng sự đã lấy vẻ đẹp của Sen làm cảm hứng nghiên cứu, sáng tạo, thổi tâm hồn nghệ sĩ vào sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những trang trí bằng sen, hay lấy sen làm nguyên liệu sản xuất để tạo rac những sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng riêng cho khách khi điến miền đất cố đô Huế,

Để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo từ hoa/lá sen, NTT và nhóm cộng sự đã có những hành trình rong ruổi bên những hồ sen Huế để chọn lá và hoa sen phục vụ cho sản phẩm ngiên cứu, sáng tạo của mình. Nắm được đặc tính của hoa/lá sen là nhanh héo, chóng tàn, sau khi hái từ hồ lên, để khoảng 5-10 phút thì sẽ bị khô và giòn, muốn xử lý để tạo sự dẻo deo, sức bền, cho lá/hoa thì cần sự chống ẩm mốc tuyệt đối, tái tạo lại nguyên bản lá sen, NTT và các cộng sự đã mất một thời gian khá dài nghiên cứu, thử nghiệm với những công thức hóa học để có thể tạo nên một quy trình xử lý tốt nhất, tạo độ bền, dai, đẹp và có thời gian lưu trữ được lâu cho mỗi chiếc lá, từng cánh hoa sen, quy trình có 6 bước, bao gồm: Bước 1, tuyển chọn lá/hoa sen đạt chất lượng; Bước 2, sơ chế, sử lý  lá/hoa sen; Bước 3, tẩy lá và rửa chất tẩy; Bước 4, nhuộm màu cho sản phẩm; Bước 5, sấy và phơi khô và Bước 6, tạo sản phẩm từ lá/hoa sen. Mỗi công đoạn đều có yêu cầu nhất định để đảm bảo chất lượng và tính nghệ thuật cho từng sản phẩm. Trong các quy trình trên, quan trọng nhất là quy trình xử lý cho lá/hoa sen không bị ẩm mốc, tạo được sự dẻo dai và tùy theo dòng sản phẩm, tính chất sản phẩm đang làm thì sẽ có xử lý những công đoạn khác nhau, ví dụ như lá sen làm nón phải chịu mưa, chịu nắng hoặc lá sen làm tranh cần độ xuyên sát và lối tự nhiên nhất. Bởi vậy, cùng một quy trình nhưng phải thay đổi để phù hợp với từng loại sản phẩm.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác từ hoa/lá sen

NTT là một trong những người khởi nghiệp trẻ của Huế đã tiên phong trong việc tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mang đậm dấu ấn Huế, phục vụ phát triển du lịch, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu vốn chỉ dùng cho mục đích nhỏ lẻ. Đồng thời, tạo nên nhiều việc làm ổn định và tăng thu nhập cho chị em phụ nữ ở các làng nghề, tạo thêm nguồn thu nhập cho những người trồng sen ở Thừa Thiên Huế.

Ông Trương Văn Lợi, người trồng và bán sen ở hồ Tịnh Tâm Huế cho biết: trước đây trồng sen chủ yếu là thu hoạch hột sen, bông sen để bán, nhưng sau này nhờ có Anh NTT thu mua thêm lá sen để chế tác sản phẩm nên các hộ trồng sen nơi  đây cũng có thêm nguồn thu nhập.

Với sự nỗ lực, đam mê nghiên cứu, sáng tạo của mình, NTT và các cộng sự đã được hội đồng giám khảo đánh giá cao khi tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020 với đề tài “Quy trình chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lá/hoa sen phục vụ phát triển du lịch Huế”, đề tài đã vượt qua các đề tài cùng lĩnh vực để dành một trong những giải giải thưởng cao nhất của Hội thi. Đánh giá về đề tài, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế; Chủ tịch Hội đồng chấm thi lĩnh vực GDĐT và lĩnh vực khác 2 của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cho biết: NTT và cộng sự đã kết hợp rất thành công giữa các yếu tố về công nghệ, sử dụng các yếu tố đảm bảo môi trường và mỹ thuật để tạo nên sản phẩm. Chính chuyên môn của NTT là họa sĩ chuyên nghiệp nên đã giúp Anh nắm chắc và xử lý tốt các quy trình chế tác sản phẩm, hội đồng đánh giá cao kết quả xử lý, nghiên cứu và thực hành của nhóm, đồng thời, đây là dự án đã có tính thực tiễn trên thị trường nên phần kiểm định chất lượng  thì hoàn toàn yên tâm.

Với chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Thảo, giải thưởng cùng sự đón nhận của người dân Huế và du khách gần xa là động lực để anh tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm chất lượng, độc đáo từ lá/hoa sen mang thương hiệu Huế, góp phần quảng bá sản phẩm và phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

Một số hình ảnh sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác từ lá/hoa sen của Nguyễn Thanh Thảo được trưng bày và giới thiệu tại cửa hàng 110 Lê Thánh Tôn, thành phố Huế

 

           

 

 

                                                                                                                 Trần Minh Phong

                                                                                                 Chủ nhiệm CLB Sáng tạo trẻ Thừa Thiên Huế

About Uy Phong

Trần Minh Phong - Chủ nhiệm CLB Sáng tạo trẻ Thừa Thiên Huế

Check Also

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ký kết hợp tác với Trường Cao đẳng Du lịch Huế tại buổi lễ khai giảng năm học 2023-2024

Vào sáng ngày 26/10, Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức khai giảng năm …